SW30-2540 Màng lọc nước biển, lọc nước mặn Dow/Dupont FilmTech USA
-
Vật liệu Membrane RO: lớp mỏng nhựa tổng hợp Polyamid.
-
Lưu lượng : 2.6 m3/ngày (tương đương 108 lít/giờ). Sai số lưu lượng nước lọc là ± 20% đối với mỗi màng đơn.
-
Khả năng tách muối: 99.5%.
-
Nhiệt độ hoạt động cho phép: 45 độ C.
-
Nhiệt độ hoạt động cho phép khi pH > 10 : 35 độ C.
-
Áp suất vận hành tối đa cho phép: 70 kg/cm2
-
Áp suất vận hành định mức: 55 kg/cm2.
-
Nồng độ mặn tối đa của nước cấp: 35‰ (theo khối lượng).
-
Tổn thất áp suất qua membrane: ≤ 1.0 kg/cm2.
-
Chỉ số pH nước cấp trong điều kiện hoạt động liên tục: 2-11.
-
Chỉ số pH nước cấp trong điều kiện ngắn hạn (tẩy rửa bằng hóa chất và dưới 30 phút): 1-13.
-
Chỉ số nồng độ bùn (SDI): ≤ 5.
-
Hàm lượng Clo dư giới hạn: < 0.1 ppm.
Kích cỡ: đường kính D = 2.5" (61 mm) x chiều dài tổng thể A = 40" (533 mm) x B = 1.05" (30.2 mm) x C = 0.75" (19 mm).
Màng lọc được sử dụng trong:
- Sử dụng trong các dây chuyền sản xuât nước quy mô công nghiệp đòi hỏi năng suất lọc cao và hoạt động ổn định với nồng độ mặn nước cấp < 25‰ (tức 35000 ppm).
- Khử mặn nước biển
- Ứng dụng lọc nước mặn cung cấp nước ngọt cho tàu đi biển, du thuyền, tàu hải quân, các vùng hạn mặn thiếu nước ngọt
Hướng dẫn sử dụng RO trong hệ thống lọc nước biển
Lọc màng cũng là một cách lọc nước mặn thành nước ngọt được sử dụng khá phổ biến. Đa phần người ta hay sử dụng màng thẩm thấu ngược R.O để loại bỏ muối từ nước mặn. Loại màng này được sử dụng khá nhiều trong y tế để làm sạch nước ngọt.
Công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt bằng màng lọc R.O bao gồm 4 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Tích nước trong bể chứa để lắng cặn hoặc sử dụng màng lọc PP5 để lọc sơ bộ rác cặn lơ lửng có kích thước lớn (hơn 5 micromet)
-
Giai đoạn 2: Sử dụng bơm tăng áp lực phù hợp với màng lọc.
-
Giai đoạn 3: Tách muối ra khỏi nước. Nước biển được bơm qua màng lọc R.O dưới áp lực cao. Nhờ đó tạo thành dòng nước ngọt tinh khiết và dòng nước muối đậm đặc.
-
Giai đoạn 4: Nước sau khi được tách muối thì được ổn định pH, sau đó được khử trùng và đưa vào sử dụng.
Phương pháp này được xem là phù hợp nhất đối với nguồn nước ở Việt Nam hiện nay. Bởi nó có thể lọc sạch được đến 99.99% vi khuẩn. Đồng thời xử lý mọi nguồn nước: nước nhiễm mặn, nhiễm đá vôi,....
Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là cần phải có một nguồn điện ổn định để hệ thống hoạt động. Bên cạnh đó, với cách lọc này nguồn nước thải ra cũng khá lớn (tỷ lệ đến 50 – 50)
Công ty TNHH Xây Dựng Môi Trường Đông Châu
Vui lòng gọi: 028.62702191 - lienhe@dongchau.net